Trở về tuổi thơ với món đồ chơi Trung Thu truyền thống

247 Lượt xem

Trung Thu cũng sắp đến gần mà nhiều lúc chúng ta vẫn tất bật với cuộc sống thường nhật. Công việc và gia đình cuốn đi những niềm hạnh phúc tưởng chừng đơn giản nhất ngày Rằm Tháng Tám. Bạn còn nhớ ngày xưa nhân dịp lễ đón trăng, bạn được bố mẹ mua sắm cho những gì không? Nếu đã quên thì mời các bạn lên chuyến tàu tốc hành của Aivivu để trở về tuổi thơ. Chúng ta đi tìm về những món đồ chơi Trung Thu truyền thống đặc sắc ngày ấy nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Lên chuyến tàu về tuổi thơ với Aivivu để tìm lại những món đồ chơi Trung Thu thuở bé
Lên chuyến tàu về tuổi thơ với Aivivu để tìm lại những món đồ chơi Trung Thu thuở bé

Trở về tuổi thơ với món đồ chơi
Trung Thu truyền thống

Trung Thu với những thức quà, trò chơi, hoạt động thì còn nhiều khía cạnh khác vô cùng thú vị. Một trong những điểm nổi bật của Tết Trung Thu ngày xưa chính là những món đồ chơi. Đứa bé nào tầm chạc 5 – 10 tuổi đều háo hức chờ ngày này đến để được bố mẹ thưởng quà. Một vài cái tên dưới đây hẳn sẽ gợi lại nhiều ký ức trong bạn đấy!

1. Đồ chơi Trung Thu – chiến đèn ông sao

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu” – quả thật đèn ông sao đã trở thành một biểu tượng của Trung Thu. Sau chuyến du lịch ngày 2/9, chúng ta bất ngờ khi đường phố trang trí nhiều loại đèn này. Nhìn thấy món đồ chơi tuổi thơ ấy là biết Trung Thu sắp về. Đèn có năm cánh, ở giữa thường gắn một cây nến thắp sáng. Đám trẻ thời bấy giờ ai nấy cũng có một chiếc đèn ông sao để đi rước khắp xóm. Ánh nến từ đèn sặc sỡ le lói trong đêm trăng mùa thu, điểm tô cho không khí Trung Thu nhộn nhịp và tươi vui.

Chiếc đèn Ông Sao là món đồ chơi Trung Thu biểu tượng mà đứa trẻ nào cũng có
Chiếc đèn Ông Sao là món đồ chơi Trung Thu biểu tượng mà đứa trẻ nào cũng có

2. Đèn kéo quân – sự diệu kỳ của tuổi thơ

Nếu nói đến sự “ảo diệu” không tưởng của tuổi thơ thì phải nhắc đến Đèn kéo quân. Món đồ chơi Trung Thu độc đáo này được làm chủ yếu từ giấy cắt dán bao quanh khung tre. Chiếc lồng có đèn ở giữa, khi khung tre di chuyển thì kéo theo các hình dán (các quân) di chuyển theo. Đây là món đồ chơi độc đáo vì các họa tiết “quân” thường dựa theo các câu chuyện lịch sử. Trẻ em vừa háo hức nhìn hoạt họa, vừa được học về những trận đánh hay. Giờ đây khi các món đồ chơi điện tử lên ngôi, đèn kéo quân cũng đã mai một dần.

Đèn kéo quân là món đồ chơi diệu kỳ nhất mà đứa trẻ nào cũng muốn sở hữu
Đèn kéo quân là món đồ chơi diệu kỳ nhất mà đứa trẻ nào cũng muốn sở hữu

3. Trống ếch – vang cả một xóm

Trống ếch là một món đồ không thể thiếu của tụi nhỏ khi rước đèn quanh xóm. Khi đánh, trống kêu lên “tùng, cắc” rất vui tai. Trong hàng dài những đứa trẻ đi ăn mừng Trung Thu thì không thể thiếu một đứa gõ trống. Xóm làng lúc đó rộn rã hẳn lên. Tiếng càng kêu to tụi trẻ càng phấn chấn và sôi động, ngày xưa bạn có cảm thấy như vậy không?

Trống Ếch vang khắp làng khắp xóm khi sắp đến giờ phá cỗ
Trống Ếch vang khắp làng khắp xóm khi sắp đến giờ phá cỗ

4. Đồ chơi Trung Thu – trống bỏi vui tai

Aivivu khuyên các bạn nên mua lại trống bỏi trong dịp lễ Trung Thu sắp tới này. Không chỉ bởi món đồ chơi Trung Thu này rẻ, mà nó còn lưu giữ kỷ niệm cũng như tâm huyết của người làm trống. Mặt trống được làm bằng đất sét, cắm que sắt vào hai bên sườn rồi phơi khô. Sau đó người nghệ nhân bọc giấy vào mặt trống để tiếng trống thêm đanh rồi thêm dùi trống. Khi chơi, trống bỏi vang ra tiếng “lách cách” vui tai. Chỉ với 2.000 đồng, bạn hoàn toàn có thể rinh món đồ này về để làm quà cho trẻ em.

Trống bỏi tuy rẻ nhưng lại kêu giòn rã khắp nhà
Trống bỏi tuy rẻ nhưng lại kêu giòn rã khắp nhà

5. Mặt nạ giấy bồi – nơi lưu giữ những kỷ niệm

Đi rước đèn mà không có mặt nạ giấy bồi thì thật là thiếu sót. Đúng tên gọi của nó, món đồ chơi này làm từ bìa, giấy và keo bồi lên nhau thật dày. Sau đó người nghệ nhân sẽ để phơi cho mặt nạ khô cứng lại. Tùy vào tạo hình ban đầu mà sẽ dùng sơn tô vẽ ra nhân vật phù hợp. Nhờ thế mà trẻ em được hóa thân thành những nhân vật cổ tích, thần thoại đặc sắc. Mấy đứa trẻ trong xóm đứa thì đóng vai thỏ, đứa làm Tôn Ngộ Không chơi đùa rất vui vẻ.

Mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi Trung Thu mà đứa trẻ nào cũng đòi mua cho bằng bạn bằng bè
Mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi Trung Thu mà đứa trẻ nào cũng đòi mua cho bằng bạn bằng bè

6. Đồ chơi Trung Thu truyền thống – đầu sư tử

Hiếm lắm mới thấy ai mua về chiếc đầu sư tử để chơi đùa. Đầu sư tử có cốt bên trong được làm bằng song và tre, ngoài bồi bằng giấy và vẽ tay. Nếu như các đoàn múa lân, múa sư tử có những đầu lân to thì trẻ em cũng có những món đồ chơi tương tự để tha hồ bắt chước. Cùng với trống ếch, đèn ông sao, trống bỏi, mấy đứa trẻ hóa thành đoàn múa lân thực thụ. Chúng quây quần bên mâm cỗ bái nguyệt và thỏa sức nô đùa dưới ánh trăng. Đầu sư tử còn mang ý nghĩa sâu xa ám chỉ sự thịnh vượng, phồn vinh và tốt lành.

Đầu Sư tử được sử dụng nhiều trong các dịp múa sư tử ở sân đình nhân dịp phá cỗ
Đầu Sư tử được sử dụng nhiều trong các dịp múa sư tử ở sân đình nhân dịp phá cỗ

Trên đây là những món đồ chơi Trung Thu truyền thống mà ngày xưa chúng ta ao ước. Bạn có hết những món đồ chơi này chưa? Chúng mình còn bỏ lỡ món đồ chơi nào không? Hãy cho Aivivu biết với nhé. Đừng quên chúng mình vẫn còn nhiều ưu đãi vé máy bay, combo, tour du lịch tháng 9 này. Nếu bạn hứng thú thì hãy liên hệ qua hotline 1900 6695 hoặc qua website để được tư vấn tận tình nhé. Chúc các bạn ăn Tết Trung Thu vui vẻ.

Rate this post
error: Xin lỗi, Bạn không nên copy Nội dung !!
Gọi điện Chat Zalo