Tìm hiểu về lễ hội Kate của đồng bào người Chăm

686 Lượt xem

Lễ hội Kate là một dịp thường niên để đồng bào người Chăm tri ân thần linh, những vị anh hùng. Đây là ngày mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa bản địa Champa. Bên cạnh đó, nếu có dịp tham dự lễ hội này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn. Vậy lễ hội Kate là gì? Tại sao lễ hội này lại có tầm quan trọng đến thế? Hãy cùng Aivivu tìm hiểu xem nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: 

Cùng Aivivu tìm hiểu về lễ hội Kate của đồng bài Chăm nhé!
Cùng Aivivu tìm hiểu về lễ hội Kate của đồng bài Chăm nhé!

Tìm hiểu về lễ hội Kate của đồng bào
người Chăm

1. Lịch sử người Chăm tại Việt Nam

Dân tộc Chăm là một cộng đồng người có dân số lớn trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Họ đã có mặt trên mảnh đất chữ S này từ rất lâu. Cùng với đó là giai thoại về nhà nước Lâm Ấp xuất hiện vào khoảng năm Sơ Bình thứ ba nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ nhất nhà Tùy (605).

>> Xem thêm: Đặt vé máy bay giá rẻ cùng Aivivu cho những chuyến du lịch bất tận

Người Chăm đã có mặt từ rất lâu trên dải đất hình chữ S của chúng ta
Người Chăm đã có mặt từ rất lâu trên dải đất hình chữ S của chúng ta

Người Chăm tại Việt Nam sống rải rác ở nhiều nơi. Một số vùng có sự tập trung của người Chăm có thể kể đến như Bình Định, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, v.v. Trong một năm sinh hoạt văn hóa, cộng đồng người này có vô vàn lễ hội lớn nhỏ. Lễ hội lớn nhất trong số đó phải kể đến cái tên Kate trứ danh. Mặc dù đã hòa vào dòng chảy tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, tuy nhiên, lễ hội Kate vẫn có những nét riêng biệt được lưu giữ qua từng thế hệ tiếp nối.

2. Thông tin chung về lễ hội Kate

Nguồn gốc và tộc người tham gia

Nếu những lễ hội thu ở miền Bắc là sự mong cầu mùa màng thì lễ hội khu vực Nam Trung Bộ lại là sự tri ân sâu sắc với tổ tiên. Theo đó, Kate vốn xuất phát từ một nhánh của dân tộc Chăm đông đúc. Hai cộng đồng Chăm lớn nhất là người Chăm Bà La Môn và người Chăm Awal. Tuy là hai cộng đồng tách biệt, song sự giao thoa và tương hỗ văn hóa là vô cùng mạnh mẽ. Do lễ hội Kate là của người Chăm Bà La Môn nên dân tộc này sẽ đứng ra chủ trì buổi lễ, còn các dân tộc Chăm khác sẽ tham dự và kính dâng lễ vật.

Lễ hội Kate mang nhiều ý nghĩa quan trọng với người Chăm
Lễ hội Kate mang nhiều ý nghĩa quan trọng với người Chăm

Ngoài hai cộng đồng dân tộc Chăm nói ở trên, một bộ phận tộc người khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong buổi lễ là tộc Raglai. Theo lịch sử, tộc người này là em út của người Chăm, chịu trách nhiệm giữ những vật dụng thờ cúng phục vụ buổi lễ.

Ý nghĩa tên gọi của lễ hội Kate và thông tin bên lề

Bạn có thắc mắc Kate nghĩa là gì không? Theo từ điển Phạn ngữ Ấn Độ, “Kate” là danh từ bắt nguồn từ “Katik” và “Katikka”. Theo đó, từ này mang nghĩa chỉ lễ hội tháng 7 theo lịch Chăm, tương đương tháng 10 lịch dương. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là ở Ấn Độ không hề có lễ hội này. Điều đó cho thấy Kate là một sự kiện bản địa 100%. Mục tiêu chính của sự kiện này là để tri ân các vị thần linh thiêng và các anh hùng dân tộc trong văn hóa tín ngưỡng. Nổi bật trong số đó là vị vua Klong GaraiPo Rome.

Người Chăm dâng lễ vật tại sự kiện đặc biệt này
Người Chăm dâng lễ vật tại sự kiện đặc biệt này

Lễ hội Kate thường diễn ra ở các khu vực rộng lớn, thường là đền và tháp trong làng. Đây cũng là dịp để trai tài gái sắc phô diễn những điệu nhảy đậm đà tín ngưỡng dân tộc. Theo nhịp điệu của kèn, trống, những vần thơ ca ngợi sự hưng thịnh, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề vang khắp cả đất trời. Trong tiếng kèn Samanai, tiếng trống Ginang, bạn sẽ được hòa mình vào một bữa tiệc văn hóa đặc sắc chưa từng thấy.

3. Một vài hoạt động trong lễ hội Kate

Sự kiện độc đáo của người Chăm sẽ được chia ra là hai phần chính: lễ và hội. Cũng như mọi sự kiện văn hóa bản địa Việt Nam, phần lễ sẽ nặng nghi thức, phần hội lại thiên về hoạt động tương tác nhiều hơn.

Nghi thức tín ngưỡng có tại phần Lễ

Phần lễ của sự kiện được chia ra làm 5 lễ chính: lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và cuối cùng là đại lễ. Những lễ này sẽ diễn ra chủ yếu ở đền tháp, sau đó về đến làng và từng gia đình. Đầu tiên, thầy cả sư và thầy kéo đàn sẽ chủ trì buổi lễ tắm thượng với lễ vật được dâng lên. Cộng đồng người Raglai sẽ rước trang phục của nữ thần Po Nagar từ núi lên đến tháp. Người Chăm đón lấy trang phục và dâng lễ lên để xin đức mẹ làm lễ.

Sau khi đón y trang, họ bắt đầu tiến hành tạt lên tượng thần Siva ở cửa chính của Tháp. Khi cánh cửa tháp dần mở, vị cả sư, ông từ, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi sẽ đều tham gia tắm cho thần. Họ tranh thủ lấy chút nước thoa lên cổ, lên tay để lấy may. Bức tượng sau khi tham gia lễ tắm sẽ được mặc y phục và hòa vào đại lễ cuối cùng. Đây chính là thời điểm âm nhạc, tiết trời và sự hòa mình của những người tham gia đẩy lên cao nhất. Cả không gia sẽ hòa cùng với điệu nhạc như để minh chứng lòng thành với thần linh.

Hoạt động diễn ra trong phần Hội

Đặt vé máy bay giá rẻ ngay để tận hưởng những hoạt động thú vị phần Hội. Sau khi kết thúc các nghi lễ sẽ là một vài nghi thức nhỏ ở làng và cúng ở nhà. Phần Hội thường được tổ chức ở đền/đình làng. Sau khi người dân quét dọn sạch sẽ khu vực, lễ hội Kate Làng sẽ được diễn ra đi cùng với hoạt động trò chơi vui vẻ. Người dân sẽ cùng nhau tham dự những trò chơi cổ truyền như: thi dệt vải (ở làng Mỹ Nghiệp), thi đội nước, đá bóng, văn nghệ,… Kết thúc Hội là khi người dân trở về và quây quần bên nhau. Đây cũng giống dịp Tết Nguyên Đán thông thường khi gia đình tụ họp, sẻ chia và nói chuyện.

4. Ý nghĩa của sự kiện quan trọng này

Có thể thấy, mặc dù dân tộc Chăm nước ta ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa Ấn Độ. Song, họ cũng đã phát triển riêng những nét giá trị đậm đà bản địa. Nếu người Ấn thờ thần linh đơn thuần thì người Chăm đã biết kết hợp thờ những người anh hùng dân gian. Đó là sự sáng tạo độc đáo mà không một nơi nào có. Chính nhờ sự đặc biệt ấy, năm 2019, Sở Văn hóa, Truyền thông và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã triển khai việc lập và trình UNESCO công nhận lễ hội Katé là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

5. Thông tin về lễ hội Kate ở Việt Năm năm 2022

Thời gian, địa điểm

Lễ hội Kate được tổ chức chủ yếu ở hai địa phương chính là tỉnh Ninh ThuậnBình Thuận. Riêng ở Bình Thuận, lễ năm sẽ được tổ chức vào hai ngày 24 – 25/10 tại tháp Pô Sah Inư. Đối với tỉnh Ninh Thuận, hiện nay vẫn chưa có thông tin chi tiết. Aivivu sẽ cập nhật thông tin mới nhất đến với bạn.

Cách di chuyển để tham gia lễ hội Kate

Nếu bạn ở Sài Gòn hoặc khu vực lân cận, di chuyển lên Ninh Thuận/Bình Thuận bằng xe khách, ô tô riêng là lý tưởng nhất. Đây là những phương tiện giúp bạn tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn trong việc đi lại. Tuy nhiên, nếu bạn đến từ các tỉnh phía Bắc thì cần đặt vé máy bay vào Sài Gòn trước. Khu vực Bình Thuận hiện tại chưa có sân bay chính thức nên hãy từ Sài Gòn đi xe lên nhé!

Trên đây là những gì bạn cần biết về lễ hội Kate của người Chăm ở Việt Nam. Bạn thấy ấn tượng với chi tiết nào nhất? Bạn có tò mò về trải nghiệm thực tế lễ hội này không? Nếu bạn sẵn sàng thì đừng chần chừ gì mà hãy đặt vé máy bay bây giờ để kịp dự lễ nhé! Aivivu luôn ở đây cung cấp những tấm vé máy bay giá rẻ cùng với combo du lịch ưu đãi. Liên hệ hotline 1900 6695 hoặc nhắn tin qua fanpage để được tư vấn tận tình. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.

Rate this post
error: Xin lỗi, Bạn không nên copy Nội dung !!
Gọi điện Chat Zalo