Phong tục đón Giáng sinh của các nước trên thế giới chính là nét đẹp văn hóa, là sự khác biệt kỳ diệu của nước đó với những đất nước khác. Giáng sinh ngày lễ lớn kỉ niệm Chúa Giê-su ra đời đối với người theo đạo Thiên Chúa. Còn là ngày lễ của gia đình, là dịp đặc biệt để các thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Nhiều nước có lễ Giáng sinh vào 25/12, nhưng cũng có một số nước ăn mừng vào tối ngày 24. Vậy phong tục đón Giáng sinh của các nước có gì khác biệt? Cùng Aivivu tìm hiểu và chia sẻ về những “điều kỳ lạ” trong Giáng sinh của các nước trên thế giới.
Vương Quốc Anh có phong tục Giáng sinh như thế nào?
Anh là một trong những quốc gia có lễ Giáng sinh và năm mới nhộn nhịp nhất trên thế giới. Trái với những màn sương dày đặc và lạnh lẽo của xứ sở sương mù, khung cảnh thành phố dịp Giáng sinh vô cùng lung linh và rực rỡ. Về đêm, những ngôi nhà, cây thông được khắc họa sinh động từng đường nét bởi sự trang trí cầu kỳ từ cả ngàn ánh đèn.
Đối với người Anh, lễ Giáng sinh diễn ra trong 3 ngày từ ngày 24/12 đến hết ngày 26/12. Từ chiều ngày 24/12, các cửa hàng kinh doanh, trường học, công sở… đều đóng cửa. Đêm 24/12, người dân đi dự lễ ở nhà thờ. Sáng ngày 25 là lễ chính, là lúc các thành viên gia đình gặp gỡ, tặng quà và có một bữa ăn ấm cúng với nhau. Bánh pudding là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người Anh với ý nghĩa mang lại may mắn cho mọi người.
Ngoài ra, Giáng sinh là dịp lễ trẻ em Anh mong đợi nhất. Chúng tin rằng viết thư và ném vào lò sưởi thì những bức thư đó sẽ bay qua ống khói và đến nơi ở của ông già Noel ở Bắc Cực.
Pháp
Được thế giới gọi với cái tên trìu mến “Thành phố tình yêu”, Pháp cũng đón Giáng sinh với tất cả những gì lãng mạn và ngọt ngào nhất. Khung cảnh lễ Giáng sinh hào hoa, rực rỡ. Đèn trang trí trên các khung cửa sổ tạo không khí ấm cúng bao trùm quanh vẻ đẹp hoa lệ của thủ đô Paris.
Giáng sinh tại Pháp được người lớn đón chờ hơn trẻ em. Họ đón Noel vào đêm ngày 24, đi chơi và tiệc tùng thoải mái. Còn buổi sáng sẽ giống với những ngày bình thường khác. Quỷ lùn và tuần lộc không phải là biểu tượng Noel tại Pháp.
Italy
Người Italy đón Giáng sinh bằng một bữa tối thịnh soạn của ngày 24/12. Trên mâm tiệc có món cá chình nướng, đĩa rau truyền thống, bánh pastry ăn kèm pho mát. Bữa tối lung linh trong ánh nến, trẻ em đứng lên kể chuyện về ngày lễ này, về sự ra đời của Chúa Giê-su.
Theo tục lệ, bà già Noel sẽ đến thăm bọn trẻ và tặng quà thay vì ông già Noel như các đất nước khác.
Úc nhộn nhịp với phong tục đón Giáng sinh trên biển
Khác biệt hoàn toàn, Úc đón Giáng sinh trong tiết trời nóng nực. Thay vì bận những bộ cánh dày dặn, giày bốt, khăn và mũ len, thì người dân Úc lại thoải mái đón Giáng sinh trong trang phục mùa hè. Điều này cũng là yếu tố tạo nên không khí Noel khác hẳn so với các nước khác.
Dân Úc ăn mừng bằng các hoạt động ngoài trời trên bãi biển như bơi lội, tắm nắng, BBQ, rượu sâm panh. Hiếm có nơi nào lại có hình ảnh ông già Noel lướt sóng biển trong những giai điệu vui tươi và nhộn nhịp của mùa hè như Úc.
Nga
Người Nga tổ chức Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 hàng năm theo phong tục từ xưa. Tức là muộn hơn 13 ngày so với một số nước Công giáo. Trong vòng 40 ngày trước khi đến ngày Giáng sinh, người nga thường ăn chay với nhiều quy định nghiêm ngặt. Không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Không được ăn cá và uống rượu.
Ngày 6/1 hàng năm là ngày ăn chay cuối cùng, chỉ được phép ăn thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc lên. Tối ngày 6/1 họ sẽ quây quần xung quanh đống lửa nhằm xua tan bóng tối và sưởi ấm cho những linh hồn đã khuất.
Thức ăn trong bữa tiệc có sự khác nhau theo vùng miền và truyền thống, nhưng vẫn đủ 12 món theo tông đồ của Chúa. Một số gia đình còn sắp xếp thêm cả chỗ ngồi dành cho những người đã khuất.
Phần Lan đón Giáng sinh bằng cách đi tắm hơi
Giáng sinh tại Phần Lan là khi tiết trời vô cùng lạnh giá. Thế nhưng họ lại có tục lệ đặc biệt và thú vị là tắm hơi trước khi ông già Noel đến. Trong đêm Noel, cả gia đình ngồi bên nhau thưởng thức các món ăn truyền thống gồm có heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây. Không giống như các nước khác, ông già Noel sẽ đến thăm mọi nhà bằng cửa chính chứ không phải qua ống khói. Giáng sinh cũng là dịp các gia đình đi thăm mộ người thân đã khuất để tưởng nhớ họ.
Ireland
Giáng sinh là dịp lễ mà hầu hết các nước trên thế giới hướng về gia đình, sum họp đầm ấm. Thì người Ireland lại thắp nến trên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc những người qua đường đang cần tìm một chỗ nghỉ trong nhà của họ vào đêm Noel. Theo truyền thống, bất cứ ai dừng chân tại một ngôi nhà có thắp nến trên cửa sổ đều sẽ được chủ nhà mời ăn tối và có chỗ để nghỉ lại buổi đêm.
Na Uy
Giáng sinh Na Uy được chuẩn bị từ những ngày đầu tháng 11. Những con đường được trang trí đèn sáng làm cả thành phố nguy nga lộng lẫy. Họ đặt cây thông Noel khổng lồ tại quảng trường trung tâm.
Người dân Na Uy giấu tất cả những chiếc chổi trong gia đình vào ngày Noel. Bởi họ tin rằng, lễ Giáng sinh là lúc linh hồn xấu xa và phù thủy sẽ thoát ra và bay lên trời bằng những chiếc chổi ấy.
Philippines với phong tục đón Giáng sinh dài nhất châu Á
Giáng sinh là ngày lễ lớn đối với văn hóa phương Tây nhưng có đến 90% dân số sống tại Philippines theo đạo Thiên Chúa. Do đó giáng sinh ở Philippines được coi là một dịp lễ lớn. Giáng sinh Philippines kéo dài 9 ngày, là một nước châu Á đón Noel dài nhất thế giới. Người dân chuẩn bị cho Giáng sinh từ đầu tháng 9. Họ trang trí rất lung linh từ đường phố đến các trung tâm thương mại bằng đèn, cây thông khổng lồ, xe kéo tuần lộc…
Ngoài ra, người Philippines còn có lễ hội đèn lồng khổng lồ. Những chiếc đèn lồng hình ông sao thường được treo ở nhà, các công ty, đường phố tượng trưng cho sự chiến thắng đêm đen.
Bạn muốn trải nghiệm đêm Noel ở đất nước nào nhất? Hãy chia sẻ cho Aivivu biết nhé! Đặt Vé máy bay đi Anh, đi nước ngoài giá rẻ, cùng chúng tôi khám phá thế giới diệu kỳ.