Món ăn truyền thống hấp dẫn trên bàn ăn người Nhật Bản ngày Tết

169 Lượt xem

Tuy ăn Tết theo lịch dương giống các nước phương Tây nhưng phong tục đón Tết của Nhật Bản vẫn giữ nguyên các giá trị truyền thống. Chúng ta cùng tìm hiểu các món ăn truyền thống đặc sắc vẫn thường xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình Nhật Bản.

Sushi – Món ăn truyền thống đặc biệt của Nhật Bản ngày Tết

Sushi nổi tiếng đến nỗi những người ít biết về Nhật Bản nhất cũng không bất ngờ khi sushi luôn góp mặt trên bàn ăn ngày Tết của người Nhật. Mỗi miếng sushi được nặn từ một miếng cơm trộn giấm, phủ lên trên là một lát hải sản sống hoặc rau củ quả tươi. Nhiều loại hải sản được sử dụng bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá cam, cá thu… Các loại rau củ có thể là gừng xay, hành lá, khoai tây, rong biển…

Sushi là biểu tượng ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản
Sushi là biểu tượng ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản

Sushi ngon nhất khi được ăn cùng mù tạt, nước tương và gừng ngâm chua. Sự hòa quyện hoàn hảo từ vị chua của giấm, vị cay the của gừng và mù tạt, cùng độ mặn vừa phải của nước tương sẽ là hương vị kích thích nhất bạn từng được thưởng thức.

Sashimi – biểu tượng ẩm thực của Nhật Bản

Sushi rất hay bị nhầm với Sashimi. Tuy nhiên, sashimi không có cơm mà chỉ có những miếng hải sản tươi sống được cắt thành lát mỏng. Các loại hải sản thường dùng để chế biến sashimi là cá hồi, cá ngừ, cá basa, mực, bạch tuộc, tôm… Sashimi được làm từ nguyên liệu tươi sống nên đòi hỏi chất lượng hải sản rất cao. Để sashimi chuẩn vị, người đầu bếp phải có tay nghề chế biến công phu và tỉ mỉ.

Sashimi được làm từ hải sản tươi sống chất lượng cao và quy trình chế biến tỉ mỉ
Sashimi được làm từ hải sản tươi sống chất lượng cao và quy trình chế biến tỉ mỉ

Thông thường sashimi sẽ được ăn trước các bữa ăn để có thể thưởng thức vị ngon tự nhiên mà không bị các món ăn nặng vị khác làm ảnh hưởng. Món ăn được ăn kèm nước tương, xì dầu, mù tạt, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.

Kagamimochi – Nhật Bản ngày Tết với món ăn truyền thống “núng nính”

Bánh Kagamimochi trong tín ngưỡng và văn hóa Nhật Bản là vật liên kết con người với các thần linh. Trong tiềm thức của người Nhật, ăn Kagamimochi thì các thần linh sẽ ban cho họ một năm tràn ngập những điều may mắn và tốt đẹp. Do đó, Kagamimochi được người Nhật dâng lên thần linh vào ngày đầu tiên của năm mới.

Kagamimochi có thể làm món ninh, nướng, chiên hoặc rán rất đặc sắc
Kagamimochi có thể làm món ninh, nướng, chiên hoặc rán rất đặc sắc

Hình dạng của Kagamimochi là những lớp bánh tròn, dày xếp chồng lên nhau. Hình ảnh này thể hiện niềm vui, phồn thịnh và sự may mắn nối tiếp kéo đến. Bánh Kagamimochi được làm từ gạo nếp dẻo và nếp ngọt truyền thống. Nên bánh có độ kết dính cao, thơm phức mùi nếp. Bánh có thể được chia nhỏ để ăn cùng súp, các món ninh, kho. Ngoài ra còn có Omochi ninh, nướng, chiên hoặc rán.

Osechi – Mâm cỗ ngày Tết ở Nhật

Osechi được gọi là mâm cỗ ngày Tết ở Nhật bởi Osechi là sự kết hợp của vài chục món ăn. “Mâm cỗ” bao gồm các loại món ăn nấu, trộn, nướng được chế biến từ các loại thịt gia cầm, rau và hải sản. Tất cả các món được xếp vào một chiếc hộp sơn mài nhiều tầng xếp chồng lên nhau. Cũng từ đây mà Osechi mang ý nghĩa “hạnh phúc chồng hạnh phúc”.

Món ăn ngày Tết Nhật Bản với ý nghĩa "hạnh phúc chồng hạnh phúc" bắt mắt và tươi ngon
Món ăn ngày Tết Nhật Bản với ý nghĩa “hạnh phúc chồng hạnh phúc” bắt mắt và tươi ngon

Điều đặc biệt là mỗi món mang một màu sắc đi kèm với ý nghĩa riêng. Một số món trong Osechi:

Kuromame

Trông vậy thôi chứ Korumame là món ăn được chế biến cầu kỳ lắm đấy!
Trông vậy thôi chứ Korumame là món ăn được chế biến cầu kỳ lắm đấy!

Là món đậu nành đen ninh có vị ngọt và mềm. Kuromame nhìn đơn giản nhưng lại có cách chế biết rất cầu kỳ. Món ăn này là lời cầu mong sức khỏe tốt trong năm mới.

Tazukuri

Đây là món cá cơm rim ngọt mang ý nghĩa mong cầu một mùa gặt bội thu hay sự thịnh vượng và giàu có.

Kombu cuộn cá hồi

Kombu cuộn cá hồi là món ăn ngày Tết được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người Nhật Bản
Kombu cuộn cá hồi là món ăn ngày Tết được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người Nhật Bản

Kombu là món ăn được làm từ cá hồi. Những miếng cá hồi thơm ngon được bao bọc bởi lớp tảo bẻ và cuộn lại bằng sợi củ cải. Kombu chỉ nhìn thôi là đã hình dung ra các công đoạn chế biến và trang trí tỉ mỉ ra sao. Món ăn này trong mâm cỗ Osechi tượng trưng cho tuổi trẻ.

Tataki Gobo

Là món ăn được chế biến từ rễ cây ngưu bàng giã nhỏ, tẩm gia vị và nấu chín. Tataki Gobo có vị ngọt tự nhiên, trộn với mè xay ăn vừa giòn vừa thơm. Rễ cây ngưu bàng cắm rất sâu và phát triển mạnh dưới lòng đất nên món ăn này là biểu tượng cho sức khỏe dẻo dai. Ngoài ra còn là tượng trưng cho mong muốn gia đình vững vàng và bình an.

Kamaboko

Món chả cá tuyệt hảo như hình ảnh mặt trời mọc mang ý nghĩa một năm mới tươi đẹp
Món chả cá tuyệt hảo như hình ảnh mặt trời mọc mang ý nghĩa một năm mới tươi đẹp

Kamaboko là món chả cá ngon tuyệt hảo được làm từ các loại cá thịt trắng. Bên trong màu trắng là sự khởi đầu, lớp vỏ ngoài màu hồng đại diện cho sự chúc mừng. Kamaboko được làm thành hình nửa vòng tròn tượng trưng cho mặt trời mọc, hình ảnh bình minh tươi đẹp của ngày đầu năm mới.

Kohaku Namasu

Món ăn này bao gồm cà rốt và củ cải trắng thái sợi rồi ngâm muối chua. Kohaku Namasu cũng giống như salad, sẽ giúp cân bằng vị giác của người Nhật giữa một mâm cỗ nhiều món ăn nặng vị. Những loại rau củ này biểu thị cho mối quan hệ gia đình ngày càng sâu sắc và khăng khít.

Tôm

Món tôm trong Osechi có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống trường thọ và sự thông thái. Ý nghĩa này bắt nguồn từ hình ảnh tôm cong và hai râu dài giống với hình dáng của các cụ già còng lưng.

Món tôm thể hiện mong cầu sự trường thọ và thông thái
Món tôm thể hiện mong cầu sự trường thọ và thông thái

Ngoài ra, Osechi còn có rất nhiều món ăn đặc sắc khác như Renkon (củ sen), Kuri kinton (hạt dẻ ngào đường), khoai sọ saitoimo…

Món ăn ngày Tết đặc biệt – Súp Ozoni của người Nhật Bản

Súp Ozoni được ở mỗi vùng miền lại được nấu theo cách khác nhau. Nhưng về cơ bản súp có 2 kiểu là Ozoni Kanto và Ozoni Kansai.

Ozoni kiểu Kanto: Súp Ozoni kiểu Kanto là món súp nấu cùng bánh gạo mochi. Món ăn sử dụng nước dùng Dashi ninh từ thịt gà và rau củ tạo nên vị ngọt ngon tự nhiên và bổ dưỡng. Bánh gạo hình chữ nhật được nướng trước khi cho vào súp.

Ozoni kiểu Kansai: Nước súp thường là canh Miso trắng có thêm củ cải trắng, cá bào… Bánh gạo hình tròn tượng trưng cho sự đủ đầy và viên mãn.

Mì trường thọ Tokishoki Soba

Người Nhật đón năm mới bằng một bát mì soba nóng hổi bổ dưỡng cho sức khỏe. Họ chế biến mì soba kiều mạch trong nước dùng Dashi từ thịt gà và rắc thêm hành lá thái nhỏ. Để món ăn thêm ngon, có thể gia tăng thêm chả cá, trứng, hoặc tôm.

Món mì tiếp sức cho mỗi người thêm mạnh mẽ trong năm mới
Món mì tiếp sức cho mỗi người thêm mạnh mẽ trong năm mới

Theo quan niệm truyền thống, món mì này có ý nghĩa tiếp sức cho mọi người trở nên mạnh mẽ để tiếp tục đi trên con đường phía trước gắt hái nhiều thành công hơn.

Cháo Nanakasugayu

Nanakasugayu là một loại cháo thảo mộc được chế biến từ 7 loại hướng liệu rau củ tự nhiên. Đó là: Seri (một loại rau cần), Nazuna (rau tề); Gogyo (một loại cải cúc); Hotokennoza; Hakobera (loại cây thuộc họ cây tinh thảo); Suzushiro (củ cải); Suzuna (củ cải tròn).

Món cháo thảo mộc này giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Đem lại cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng, thanh lọc cơ thể.

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế mạnh ở châu Á. Và là một đất nước phương Đông quyết định ăn Tết theo lịch dương, tức ngày 1/1 với khẩu hiệu hòa nhập phương Tây. Sự thay đổi này được bắt đầu từ thời Duy Tân Minh Trị nhằm đem lại nhiều thuận lợi về sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy nhưng Nhật Bản vẫn giữ được tinh thần và các giá trị truyền thống đáng quý. Đất nước Mặt trời mọc có vô vàn điều mới lạ và thú vị mà khi khám phá ra bạn sẽ thấy vô cùng tâm đắc và ấn tượng. Đặt ngay Vé máy bay đi Nhật Bản để trải nghiệm văn hóa đất nước “mặt trời mọc” cùng Aivivu.

Rate this post
error: Xin lỗi, Bạn không nên copy Nội dung !!
Gọi điện Chat Zalo