Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

358 Lượt xem

Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Năm nay lễ cúng sẽ rơi vào thứ 7 ngày 14 tháng 1 năm 2023 Dương lịch. Không rõ phong tục này bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng nó đã được thực hành từ rất lâu. Ông Công ông Táo cũng vì thế mà đi sâu vào tiềm thức của bao người con đất Việt. Vậy rốt cuộc lễ cúng này nhằm mục đích gì? Tại sao lại có lễ ông Công ông Táo? Hãy cùng tìm hiểu với Aivivu ở bài viết dưới đây nhé!

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa truyền thống quan trọng
Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa truyền thống quan trọng. Ảnh: VietnamPlus

Truyền thuyết nào đằng sau lễ cúng ông Công ông Táo?

Ông Công ông Táo được Trời gửi đến Trái đất để theo dõi ghi lại những việc làm tốt xấu của con người. Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này cưỡi chép bay lên trời báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm.

Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này cưỡi cá chép bay lên trời báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm.
Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này cưỡi cá chép bay lên trời báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm.

Ở Việt Nam còn lưu truyền một sự tích khác về lễ cúng ông Công ông Táo. Theo đó, từ xa xưa có hai vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao. Sau một lần cãi nhau lớn, Trọng Cao đánh đuổi vợ đi. Thị Nhi tủi thân bỏ đến xứ khác gặp được Phạm Lang và họ nên duyên vợ chồng. Lúc đã nguôi ngoai, Trọng Cao lang thang đến vùng nọ và gặp lại được vợ cũ. Khi Phạm Lang về thì người chồng cũ đã trốn vội vào bụi rơm sợ bị phát hiện. Ai ngờ rằng Phạm Lang lại đi đốt bụi rơm đó khiến Thị Nhi hốt hoảng lao vào cứu chồng ra. Phạm Lang thương vợ nên cũng nhảy vào đám cháy đi theo. 

Vì thương tình, ông Trời quyết định phong ba người làm Vua Bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa. Từ đó, lễ cúng ông Công ông Táo ra đời.

Mâm cỗ cúng chuẩn truyền thống có những gì?

Đặt vé máy bay Tết 2023 để cùng gia đình chuẩn bị những mâm cỗ đủ đầy nhất cho lễ cúng ông Công ông Táo ngay thôi. Tùy vào điều kiện mỗi gia đình, mâm cỗ cúng có thể sẽ khác nhau. Để bạn dễ hình dung, dưới đây là những gì bạn cần có:

Những vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng:

  • Bánh kẹo, trầu cau, rượu
  • Hương thơm, hoa tươi, ngũ quả
  • Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén
  • Ba con cá chép sống để Táo quân cưỡi bay về trời

Lễ chay bao gồm: 

  • Thịt gà chay xào hoặc chiên
  • Canh thập cẩm chay
  • Mướp xào giá đỗ chay
  • Giò chay
  • Nem chay rán
  • Chè chay
Mâm cỗ cúng cần phải có những món trên đây. Ảnh: Tin tức Online
Mâm cỗ cúng cần phải có những món trên đây. Ảnh: Tin tức Online

Mâm cỗ mặn bao gồm:

  • Bánh chưng
  • Xôi
  • Nem rán
  • Gà luộc
  • Canh
  • Rau củ xào (luộc)
  • Cá rán

Sự khác biệt trong lễ cúng ông Công ông Táo ba miền có gì thú vị? 

Lễ cúng ông Công ông Táo miền Bắc

Book vé máy bay giá rẻ để có cơ hội trải nghiệm lễ cúng thú vị này tại miền Bắc. Người miền Bắc làm lễ từ khá sớm, trước khoảng 2 – 3 ngày. Sở dĩ có tục lệ này là do quan niệm kể từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng. Tùy từng địa điểm nói chung từng gia đình nói riêng thể thả chép sống hoặc chép giấy với số lượng khác nhau. Cá sống sau khi cúng xong sẽ được thả ra ao hồ. Điều này nghĩa  biến thành rồng mang quả táo về trời. Ngoài ra, việc thả chép trong ngày này còn biểu hiện của lòng tốt, đức độ lòng tốt của gia chủ.

Lễ cúng theo kiểu miền Nam

Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam xưa có nhiều điểm khác lạ so với cách cúng ngày nay. Các gia đình thường cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp từ 20h đến 23h. Sở dĩ làm vậy bởi quan niệm cúng cuối ngày để tránh làm phiền  các Táo thì nghi lễ tiễn Táo về chầu trời mới có hiệu quả. Tuy nhiên ngày nay người miền Nam lại làm lễ từ sáng sớm. Trên mâm cúng luôn phải có một tách chè trôi, kẹo cứng vừng đen và đậu phộng, nén hương, ba chai nước nhỏ và hơn hết là bộ tranh “cò bay, ngựa chạy”.

Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam xưa có nhiều điểm khác lạ so với cách cúng ngày nay.
Lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Nam xưa có nhiều điểm khác lạ so với cách cúng ngày nay.

Lễ cúng theo kiểu miền Trung

Trong số ba miền, lễ cúng ông Công ông Táo ở miền Trung sẽ độc đáo và cầu kỳ nhất. Thay vì cúng vàng mã hay cá chép, người miền Trung sẽ dâng ngựa giấy đủ yên cương để cúng. Công việc đầu tiên được người miền Trung thực hiện lau dọn lư hương và bàn thờ. Sau khi cúng xong, chủ nhà rước tượng 3 vị Táo Quân cũ bằng đất nung từ bàn thờ đưa về miếu đầu làng hoặc dưới gốc cây cổ thụ ngã đường. Tiếp đến lễ rước ba tượng Táo Quân mới được đưa về ban thờ để đón Tết.

Lễ cúng này có ý nghĩa gì đối với người dân Việt? 

Đối với người dân Việt, lễ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ông Táo là vua bếp, là người trông coi việc bếp núc. Tuy nhiên, ông cũng là người cai quản hoạt động của gia chủ, xua đuổi tà ma và bảo vệ an yên. Chính vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, dả thờ vị “thần bếp” chuyên cai quản việc bếp núc suôn sẻ. Nhìn rộng hơn, đây còn là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhau thực hiện những lễ nghi. Sẽ thật thú vị khi được phụ giúp bố mẹ phóng sinh, chuẩn bị mâm cơm phải không nào?

Aivivu hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ thêm những kiến thức mới về lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là nét đẹp truyền thống đáng được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Cùng gia đình của mình thực hiện từng công đoạn trong ngày lễ ắt sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị. Nếu bạn muốn Đặt vé máy bay Tết 2023 giá tốt thì đừng quên kết nối với Aivivu nhé! Chúng mình luôn sẵn sàng tư vấn tận tình, hỗ trợ hết sức cho chuyến đi Tết của bạn. Liên hệ hotline 1900 6695 để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc bạn có một cái Tết ấm áp bên gia đình và người thân.

4/5 - (2 bình chọn)
Gọi điện Chat Zalo