Làng Lại Đà – Khám phá nơi sinh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

351 Lượt xem

Làng Lại Đà ở ngoại thành Hà Nội, chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 6km. Nơi đây, người dân vẫn giữ được những nghề truyền thống. Cũng như nếp sinh hoạt xưa cũ, cùng lối kiến trúc độc đáo… Ở Lại Đà, người ta sẽ có cảm giác như thời gian ngưng đọng, với những dấu vết xưa cũ đầy hấp dẫn. Đây cũng là nơi sinh ra và lớn lên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một vị lãnh đạo lỗi lạc được nhân dân cả nước yêu mến. Vậy bạn có cẩm thấy tò mò về nơi sinh ra của vị lãnh đạo tài ba này không. Cùng tìm hiểu một số thông tin về ngôi làng ngay sau đây nhé!

Làng Lại Đà nằm ở đâu?

Làng Lại Đà, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội theo đư­ờng chim bay cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 6km và chỉ cách Cổ Loa chừng 3 km. Vị trí ở giữa xã Đông Hội. Phía bắc giáp làng Trung Thôn, phía đông-bắc giáp làng Hội Phụ. Phía đông giáp làng Đông Trù, phía nam giáp làng Đông Ngàn, phía tây giáp làng Xuân Trạch. Tất cả nằm trong vùng đất màu mỡ nơi huyện Đông Anh giáp với sông Đuống.

Làng Lại Đà - Đông Hội - Đông Anh - Hà Nội
Làng Lại Đà – Đông Hội – Đông Anh – Hà Nội

Lịch sử làng Lại Đà

Lại Đà là một trong hai làng hợp thành xã Hội Phụ thời phong kiến. Năm 1926, cả xã có 1895 nhân khẩu. Làng trải dài trên một sống đất cao hướng Bắc – Nam từ đầu làng Đông Ngàn đến ngang làng Hội Phụ. Theo lưu truyền dân gian, làng được hình thành khoảng trên 800 năm nay. Khởi đầu, một số gia đình từ các nơi về dựng lều trại trên khu đất lầy lội ở ven sông. Vừa làm nghề chài lưới dưới sông, vừa trồng hoa màu trên các doi đất cao.

Về sau dân làng chuyển dần lên khu đất cao, dài cách đó không xa. Đó chính là Lại Đà ngày nay, còn chỗ ở ban đầu gọi là “Vườn cũ”. Bốn dòng họ lớn có công khai lập làng là: Vương, Lương, Ngô, Nguyễn. Lại Đà có hệ thống đình, miếu, chùa. Và đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989. Khu di tích đình, chùa, miếu Lại Đà với trung tâm là đình.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Lại Đà cùng với làng Cự Trình hợp thành xã Hội Phụ thuộc tổng Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1949, làng nằm trong xã Đông Hội, huyện Từ Sơn. Xã này tồn tại từ đó đến nay, năm 1961 được cắt về Hà Nội.

Nguồn gốc cái tên Lại Đà của ngôi làng

Cái tên Lại đà đã quá quen thuộc với những người đam mê tìm hiểu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc hay ý nghĩa của cái tên này chưa. Theo đó, “Lại Đà” theo nghĩa chữ Hán là con thác nhỏ bên một nhánh sông. Sở dĩ có cái tên này là từ xa xưa, khi dân làng lập cư tại đây, sông Đuống rộng và chảy xiết nên mới gọi như vậy.

Ngoài ra, cái tên này còn có một nguồn gốc bắt nguồn từ dân gian. Theo đó, thuở xa xưa có con rắn độc về quấy nhiễu nên làng gọi là “Lai Xà”. Dân làng phải cầu cúng mãi, rắn thần mới bỏ đi rồi ít lâu sau lại trở về. Nên tên làng lại đổi là “Lại Xà”, sau biến âm thành “Lại Đà”.

Tuy nhiên dù giải thích theo cách nào thì tên làng cũng phản ánh quá trình các nhóm cư dân ở đây đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để gây dựng cuộc sống cho mình.

Nét đẹp bình dị của ngôi làng nơi sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Làng Lại Đà – Nơi lưu giữ những ngành nghề truyền thống

Ngôi làng cũng nằm gần sông Duống khiến xưa kia việc buôn bán, trao đổi hàng hóa rất thuận lợi. Trên bến dưới thuyền lúc nào cũng tấp nập.

Từ xa xưa dân Lại Đà làm nông nghiệp ruộng chiêm là chính. Vì có nhiều ruộng trũng nên dân làng có nghề trồng rau cần. Loại rau này của làng cũng rất nổi tiếng trong vùng. Bởi thân rau dài, trắng, giòn và tương truyền ngày xưa rau cần Lại Đà được đem đi tiến vua.

Ngoài ra, Lại Đà nằm trong vùng các làng làm cói, lại có loại đặc sản này nên làng còn được gọi là “Cói Cần”. Ngoài ra còn có khoai lang nghệ, khoai trứng gà. Về nghề thủ công, làng có nghề làm bỏng gạo trộn mật, được nhiều nơi vùng Kinh Bắc, Thái Nguyên biết đến. Vì thế, làng còn được gọi một tên khác là “Cói Bỏng”.

Đình Lại Đà – Di tích quốc gia độc đáo tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh

Ngày 5-9-1989 Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng Quốc Gia cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà. Cụm này gồm có ngôi đình làng ở giữa. Bên trái là chùa Cảnh Phúc Tự, bên phải là miếu thờ Thánh Mẫu Tiên Dung và Đình Lại Đà.

Đình Lại Đà - Di tích quốc gia độc đáo tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh
Đình Lại Đà – Di tích quốc gia độc đáo tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh

Đình Lại Đà được xây dựng vào thời Lê, sau trùng tu lại vào năm 1853. Mặt đình Lại Đà quay về hướng chính Nam, trước mặt là cánh đồng, xa xa là dòng sông Đuống. Theo thần phả, đình ban đầu là một ngôi đền nhỏ thờ thần Rắn. Sau này thờ thành hoàng Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên của triều Trần và là trạng nguyên trẻ nhất nước ta.

Hàng năm, cứ vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm dân làng lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ Đức Thánh hoàng làng Nguyễn Hiền Trạng Nguyên. Lễ hội truyền thống thôn Lại Đà diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/3 âm lịch. Với 2 phần chính là phần lễ và phần hội.

Hát Ca trù – Một nét đẹp của làng Lại Đà

Lại Đà trước kia là một phần của thành phố Bắc Ninh. Một thành phổ nổi tiếng với loại hình nghệ thuật truyền thông ca trù. Chính vì vậy, làng cũng có  nhiều người biết hát ca trù một sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo.

Lại Đà cùng với làng Vân Trì tổ chức chung một phường hát. Cùng thờ ông bà tổ và hàng năm rước luân phiên ông bà tổ từ làng này sang làng kia. Ông tổ Ca trù của Lại Đà là Nguyễn Phú. Người từng dạy Ca trù cho các cung nữ trong triều. Trước đây làng còn có tục kết nghĩa với làng Bắc Cầu. Hai bên từng giúp đỡ nhau khi có công việc lớn hoặc khi gặp hoạn nạn.

Những người con đã trở thành niềm tự hào của làng Lại Đà

Nhắc đến Lại Đà là người ta nghĩ ngay đến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là niềm tự hào to lớn nhất của không chỉ Lại Đà mà cả huyện Đông Anh. Cũng là người con của quê hương Lại Đà, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội.

Ngoài ra làng còn có rất nhiều người học rộng tài cao. Trong đó phải kể đến ông Vương Khắc Thuật đỗ Thám hoa khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức (1472). Làm quan đến chức Tham chính, được dân làng Lộc Hà (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh) thờ làm thành hoàng. Ngoài ra, làng có 1 Hương cống thời Lê, 2 Cử nhân thời Nguyễn, 6 người đỗ Sinh đồ, Tú tài.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức. Và giành được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực. Sự ra đi của ông đã để lại nhiều tiếc thương cho người dân cả nước. Nhưng xúc động và nghẹn ngào nhất phải kể đến người dân làng Lại Đà. Nơi Tổng Bí thư sinh ra và lớn lên. Vì vậy nếu có dịp bạn hãy bắt chuyến bay đến Hà Nội để tham quan nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ra và lớn lên.

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi điện Chat Zalo