Kịch Nô nghệ thuật truyền thống Nhật Bản hay còn được gọi là Nogaku. Đặt vé máy bay đến Nhật Bản bạn sẽ được thưởng thức hình thái sân khấu truyền thống kinh điển nhất và cũng phát triển toàn diện nhất của Nhật Bản.
Kịch Nô nghệ thuật truyền thống Nhật Bản
Kịch Nô là hình thái sân khấu truyền thống kinh điển nhất. Và thực chất cũng phát triển toàn diện nhất của Nhật Bản. Kịch Nô góp phần định hình vững chãi thêm nếp nghĩ của người Nhật. Người Nhật luôn tìm mọi cách để bảo tồn loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Nếu bạn là một người yêu thích nghệ thuật hay chỉ đơn giản là muốn hiểu thêm về những nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Chắc chắn bạn không nên bỏ qua Kịch Nô một loại hình truyền thống của Nhật Bản vô cùng đặc sắc.
Kịch Nô Nhật Bản xuất hiện từ thời điểm nào?
Kịch Nô xuất hiện vào đầu thế kỷ XV và gắn chặt với tên tuổi của Zeami Motokiyo ( 1363 – 1433). Nhưng đến thế kỷ XVII sau ngày Shogun Tokugawa lên trị vì hình thái nghệ thuật này mới thực sự hưng thịnh.
Trước kia vào thời Shogun Tokugawa Ieyasu lên cầm quyền. Các vở diễn kịch Nô mang hình thái nghi lễ trọng thể, chỉ trình diễn trong những dịp lễ hội hàng năm. Ngoài ra các vở diễn để mừng ngày nhà vua lên ngôi, phong tước…. Hoặc các ngày cử hành hôn lễ của các bậc quyền quý, ngày các bậc quyền quý sinh con trai. Lễ trưởng thành của các trưởng nam, thứ nam của các bậc quyền quý…
Đặc điểm của loại hình kịch Nô nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản
Kịch Nô có 5 trường phái chính: Kanze, Komparu, Hosho, Kongo và Kita. Kịch thường được biểu diễn tại sân khấu nhỏ, hình vuông dựng bằng gỗ hinôka không sơn. Sân khấu chỉ cách dãy đầu của hàng ghế khán giả mọt dải đát rộng chừng một thức trên rải đá dăm hoặc sỏi.
Sân khấu sẽ được để trống 3 phía, mặt sau là một tấm phông màu vàng. Bên trên sẽ được vẽ hình một cây thông cổ thụ cách điệu, sum suê cành nhánh. Tượng trưng cho sự trường thọ hãy Mua vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ thưởng thức loại hình nghệ thuật thú vị này.
Kịch Nô dàn dựng trên 2 nguyên tắc chính: Monomane ( nghĩa đen: “mô phỏng”) – đề cao tính chân thực (“diễn như thật”). Và Yugen ( nghĩa đen “chiều sâu nội tại ”, “kín đáo”, “hàm ẩn”) – hình thức hài hoà tột đỉnh của vẻ đẹp thiêng liêng.
Hai nguyên tắc trên thể hiện cả trong kịch bản, lời thoại, vũ đạo, các điệu nhạc lời ca, lẫn trong các động tác sân khấu của các diễn viên. Mục đích là khơi gợi những “cảm giác siêu sao” trong tâm thức khán giả.
Kịch Nô nghệ thuật sân khấu đặc sắc của Nhật Bản
Diễn viên được chuyên môn hoá nghiêm ngặt, phân thành 3 nhóm chính sau: Shite-diễn viên chính, thủ vai chính. Waki – diễn viên phụ; Kyogen – diễn viên hài đảm trách các màn phụ. Chen giữa các màn chính. Diễn viên thường đeo mặt nạ, chằng chặt bằng những sợi dây đeo, cột lên đầu. Trang phục mang tính chất lịch sử, ước lệ, tương tự kiểu trang phục thế kỷ XV.
Mỗi vở diễn thường kéo dài 6 giờ gồm 5 phần. Mỗi phần thường gồm đoạn khai mào, đoạn tiến trình diễn biến các biến cố và đoạn kết – mở nút. Vở diễn vốn mang màu sắc bi tráng, nên thường phải chen thêm vào những màn hài.
Lúc chuyển cảnh cho không khí bớt nặng nề. Sự tương phản đó – chuyển từ bi sang hài. Và ngược lại – giúp cuốn hút sự chú ý của khán giả từ đầu chí cuối và tạo điều kiện cho khán giả dễ dự phần vào các biến cố trong vở diễn.
Những bài thơ Haiku đan xen vào các phần, các động tác cách điệu của diễn viên, Các khúc nhạc, lời ca, tiếng kêu gào và cách chiếu sáng…. Tất cả đều nhằm thu hút khán giả, biến các biến cố xa xưa thành những cảnh thực. Khiến cho các huyền tích về Phật giáo trở thành những chuyện gần gũi, thân thiết với khán giả.
Du khách có thể dễ dàng thưởng thức các vở kịch Nô tại các nhà hát, phòng trà nghệ thuật. Các vở diễn của loại hình sân khấu kịch Nô đã đem đến cho công chúng khắp thế giới. Không những trang sử sống động của dân tộc Nhật Bản, mà cả các chủ thuyết của Thiền.