Khám phá cách đón năm mới cực kỳ đặc biệt ở các nước trên thế giới

114 Lượt xem

Năm mới hay còn gọi là Tết Tây diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm. Đây là dịp lễ quan trọng trong năm của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Ở mỗi nước lại có văn hóa và cách đón năm mới khác nhau. Thái Lan có lễ hội té nước, người Mỹ thì ăn bắp cải, người Pháp lại xem hướng gió… Bài viết cung cấp các thông tin đa dạng và thú vị cho bạn ham mê khám phá. Theo dấu Aivivu cùng đón năm mới với một số nước trên thế giới nhé

Có thật là người Mỹ đón năm mới tưng bừng nhất các nước trên thế giới?

Vào đêm 31/12, rất nhiều người Mỹ đổ dồn về quảng trường Thời Đại. Vào thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân cùng nhau đếm ngược những giây cuối cùng. 5, 4, 3, 2, 1 sau đó là màn pháo hoa tưng bừng vút bay rực sáng cả bầu trời đêm.

Sự kiện đón năm mới cực rộn ràng tại quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ)
Sự kiện đón năm mới cực rộn ràng tại quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ)

Trong không khí nhộn nhịp, những chiếc pháo hoa giấy vang dội bay ngợp trời đầy màu sắc. Họ cùng nhau ngân nga bài hát truyền thống “Auld Lang Syne”. Và cất lời chúc mừng năm mới. Cũng có nhiều người dân đón năm mới bằng bữa tiệc chan chứa không khí gia đình đầm ấm, tĩnh lặng. Ngoài ra, người Mỹ quan niệm rằng ăn nhiều bắp cải vào đầu năm mới sẽ giúp họ kiếm nhiều tiền. Món cá mòi tượng trưng cho sự sung túc và phát triển vì cá mòi luôn bơi thẳng tiến về phía trước. Còn mật ong có màu vàng là thể hiện sự giàu sang về của cải vật chất.

Bạn có muốn đo độ sầm uất của lễ đón mừng năm mới tại Mỹ không? Đừng quên Aivivu luôn sẵn sàng có Vé máy bay đi Mỹ thẳng không điểm dừng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về hành trình.

Nước Anh đón năm mới có khác gì so với các nước khác?

Ở Anh, lễ chào mừng năm mới là dịp lễ lớn thứ hai sau Giáng sinh. Người dân thủ đô Luân Đôn tụ tập về các quảng trường lớn, quán bar/pub náo nhiệt hoặc quanh khu vực có thể nghe tiếng chuông của đồng hồ Bigben. Họ thường tham gia các bữa tiệc từ 8 giờ tối, cùng đón giao thừa và hát hò, nhảy múa đến tận sáng hôm sau.

Thời khắc giao thừa rầm rộ khắp đất nước Anh bên hình ảnh đồng hồ Big Ben
Thời khắc giao thừa rầm rộ khắp đất nước Anh bên hình ảnh đồng hồ Big Ben

Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm ngày 31/12, người dân Anh cùng nhau nâng ly, trao nhau những cái ôm và nụ hôn nồng ấm chúc mừng năm mới. Sau đó họ sẽ mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết bạn bè hoặc người thân. Ở Anh cũng có tục xông đất như người Việt Nam. Người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo.

Brazil mặc trang phục màu trắng đón năm mới

Vào đêm giao thừa, người Brazil thường mặc quần áo màu trắng và đến các sự kiện, tiệc tổ chức đón năm mới. Họ mặc trang phục màu trắng với mong muốn năm mới được gặp nhiều may mắn. Tại bờ biển Rio de Janeiro là nơi tập trung hàng triệu người dân và du khách đến xem pháo hoa. Pháo hoa và ánh sáng sẽ kéo dài trong 30 phút từ thời khắc giao thừa. Mọi người cầu nguyện và ước mong có tiền bạc, tình yêu và sức khỏe. Sau đó họ đi nhảy sóng, thường là nhảy 7 ngọn sóng. Thật hiếm có đất nước nào mà đêm giao thừa người dân lại đi nhảy sóng như Brazil.

Hơn hai triệu người dân và khách du lịch Brazil có cách đón năm mới bên bãi biển khác lạ với các nước
Hơn hai triệu người dân và khách du lịch Brazil có cách đón năm mới bên bãi biển khác lạ với các nước

Pháp xem hướng gió đón năm mới

Người Pháp mở tiệc đón năm mới từ tối này 31/12 đến mùng 3/1. Những bữa tiệc gia đình, họ hàng quây quần bên nhau. Cũng có rất nhiều người chọn đón giao thừa trên phố. Dạo qua những quảng trường nổi tiếng, ngắm phố phường lung linh màu sắc. Đến giao thừa, trong tiếng pháo hoa nổ vang trời, họ trao cho nhau những chiếc hôn, những cái ôm tình tứ và những câu chúc mừng năm mới tình cảm.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ trong thời khắc thiêng liêng của Paris, Pháp
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp diễm lệ trong thời khắc thiêng liêng tại Paris, Pháp

Người Pháp có phong tục xem hướng gió để dự đoán năm mới. Sáng sớm ngày mùng 1, nếu là gió Đông thì năm nay hoa quả được mùa. Gió Tây thì nghề cá và vắt sữa bò phát đạt. Gió Nam mang đến một năm mưa thuận gió hòa. Người Pháp kỵ nhất gió Bắc vì gió Bắc báo hiệu một năm mất mùa.

Úc đón năm mới trong tiết trời 40 độ C

Úc là quốc gia có lễ Giáng sinh và năm mới đặc biệt nhất trên thế giới. Dân Úc đón năm mới khác so với các nước trên thế giới. Họ đón giao thừa trong thời tiết nóng nực lên đến 400C. Họ mặc quấn áo mùa hè thay vì áo trong áo ngoài trong thời tiết lạnh giá như các nước khác. Đặc biệt hơn, những bữa tiệc sôi động được tổ chức trên bãi biển sôi động và náo nhiệt.

Hàng trăm nghìn người đổ về khu vực cầu cảng Sydney đón giao thừa
Hàng trăm nghìn người đổ về khu vực cầu cảng Sydney đón giao thừa

Đồng hồ chỉ 12h đêm 31/12, những chiếc pháo hoa đồng loạt nở rộ trên khắp nước Úc. Nếu ở Úc ngay lúc này, bạn sẽ choáng ngợp trước hình ảnh lung linh tại cầu cảng Sydney. Màn pháo hoa rực rỡ thắp sáng những đường nét tinh tế của biểu tượng nổi tiếng nước Úc.

Người Thụy Sĩ kéo nhau đi trượt tuyết và du lịch

Thụy Sĩ là một đất nước rộng lớn với 26 bang, mỗi bang có quyền tự chủ riêng. Do đó mà cách đón năm mới cũng đa dạng. Khi kim ngắn và kim dài của đồng hồ đồng thời chỉ đến số 12, tiếng chuông của các nhà thờ vang lên khắp đất nước. Lúc này nhiệt độ ngoài trời rất thấp, có tuyết rơi, nhưng không thể ngăn cản người dân mở cửa lắng nghe âm thanh và không khí tưng bừng đón chào năm mới.

Người Thụy Sĩ thường đi khu du lịch trượt tuyết vào dịp năm mới
Người Thụy Sĩ thường đi khu du lịch trượt tuyết vào dịp năm mới

Giờ phút giao thoa này được người dân Thụy Sĩ hưởng ứng hết mực. Cả người lớn và trẻ em đều nâng ly chúc mừng năm mới. Năm mới cũng là dịp người dân khắp nơi đổ về các khu trượt tuyết. Họ cùng nhau vui chơi, trượt tuyết và thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ và những ngôi làng cổ kính tại đây.

Nga khác biệt so với các nước, mỗi gia đình đều có cây thông đón năm mới

Chắc bạn đã quên rằng nước Nga đón Giáng sinh vào ngày 7/1 hàng năm, sau dịp năm mới. Do đó, năm mới của người Nga tràn ngập cả không khí Noel. Các gia đình đều chú trọng vào việc mua sắm quà cho trẻ em và chuẩn bị một cây thông tuyệt đẹp trong nhà. Cây thông càng được trang trí rực rỡ thì gia đình gặp càng nhiều niềm vui và may mắn trong năm mới. Không khí nô nức và ấm áp tình thân gia đình chính là những gì bạn có thể cảm nhận khi đón năm mới ở Nga. Một đặc trưng nữa trong lễ Tết ở Nga là ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em.

Cây thông năm mới tại Quảng trường Manezhnaya, thủ đô Moscow, Nga
Cây thông năm mới tại Quảng trường Manezhnaya, thủ đô Moscow, Nga

Tây Ban Nha ăn nho hạt mang lại may mắn

Cũng như các nước khác, người Tây Ban Nha sum vầy với gia đình đón giao thừa. Họ cụng ly, đàn hát, trò chuyện và chơi các trò chơi. Vào thời khắc giao thừa, người Tây Ban Nha ăn nho hạt. Phong tục này của họ có từ những năm 1800, khi các chủ vườn nho nảy ra ý tưởng để tăng doanh số. Từ đó người dân hưởng ứng và lưu truyền đến nay với ý nghĩa ăn nho sẽ đem lại sự may mắn, mọi việc như ý trong năm tới.

Người Tây Ban Nha ăn nho mong muốn mang lại may mắn cho năm mới
Người Tây Ban Nha ăn nho mong muốn mang lại may mắn cho năm mới

Bên cạnh đó, nhiều người dân tụ tập ở các quảng trường trung tâm. Họ đón năm mới, vui chơi đến sáng và ăn món bánh rán truyền thống là churros.

Rate this post
error: Xin lỗi, Bạn không nên copy Nội dung !!
Gọi điện Chat Zalo