Hà Nội luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách. Mua vé máy bay đến Hà Nội bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp ở mỗi khung hình, nét đẹp cổ kính của ba mươi sáu phố phường. Đừng quên ghé thăm làng nghề làm hương truyền thống của Hà Nội. Bạn sẽ có những trải nghiệm rất khác biệt.
Làng nghề làm hương truyền thống Hà Nội ở đâu?
Làng nghề làm hương truyền thống Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 30 km. Ngôi làng nghề đỏ rực màu tăm hương Quảng Phú Cầu tồn tại đến nay đã được hơn trăm tuổi. Cho đến giờ vẫn giữ được nét cổ kính của một làng nghề quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đặt chân đến đây bạn sẽ bị choáng ngợp vì từ sân nhà cho đến những đường lớn. Ngõ nhỏ đâu đâu cũng là những chân hương đỏ rực. Những chân hương được xếp thành bó, xòe to như những đóa hoa nở rộ dưới nắng. Không chỉ lưu giữ một làng nghề truyền thống lâu đời. Quảng Phú Cầu còn có nét cổ kính, yên bình của làng quê Việt Nam.
Địa chỉ: xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Quảng Phú Cầu
Hiện nay nghề làm hương truyền thống Quảng Phú Cầu thu hút rất nhiều du khách tham quan trong những năm gần đây. Vì thế đường đến đây khá dễ đi, và làng cũng chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 30 Km. Nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn các phương tiện để di chuyển.
Nếu di chuyển bằng xe máy du khách có thể đi theo hướng Quốc lộ 21B, tỉnh lộ 429. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn phương tiện Taxi, thuê xe du lịch. Hay tiết kiệm chi phí bằng cách chọn xe bus tuyến Bus số 91 khởi hành từ bến xe Yên Nghĩa.
Ghé thăm làng nghề làm hương truyền thống của Hà Nội
Chỉ cần đến gần làng Quảng Phú Cầu du khách sẽ nghe thấy tiếng máy cắt tỉa vầu, tre nứa vọng lại từ xa. Càng đến gần âm thanh và hương thơm càng rõ hơn. Đây là nghề truyền thống mà mỗi con người xinh ra và lớn lên ở Quảng Phú Cầu gắn bó trong nhiều thế kỷ.
Nghề có từ thời ông bà lại truyền cho cha mẹ, con cháu và từ đó cứ tiếp nối như một giá trị văn hóa lâu đời. Đến đây du khách không chỉ được lưu lại cho mình những thước ảnh đẹp về công việc hằng ngày của người dân. Mà còn lưu luyến bởi lòng hiếu khách, mộc mạc của những con người nơi làng quê Bắc Bộ.
100 năm qua, dù làng hương Quảng Phú Cầu đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Nhưng những con người bên trong làng vẫn say mê, yêu mến nghề truyền thống của làng. Về thăm làng hương không chỉ du lịch mà còn là cơ hội để du khách có thể khám phá, học hỏi những nét độc đáo của một làng nghề truyền thống.
Khám phá công đoạn làm hương tại Quảng Phú Cầu
Người dân Quảng Phú Cầu tâm niệm rằng đây là nghề truyền thống mà cha ông để lại. Nên phải làm sao cho mỗi sản phẩm đều phải trở nên thật thiêng liêng, đáng trân trọng. Làm hương là một nghề đặc trưng có liên quan đến vấn đề tâm linh. Chính vì thế các công đoạn làm hương cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tâm huyết.
Đặt vé máy bay đi Hà Nội giá rẻ tìm hiểu quy trình làm hương. Quy trình được chia thành làm bột hương, chân hương và se hương. Nguyên liệu chính để làm bột hương ở Quảng Phú Cầu nói riêng là hỗn hợp bột quế, trấu và mùn cưa với chân hương. Làng Quảng Phú Cầu chủ yếu sản xuất từ từ vầu, tre, nứa.
Những thanh vầu, tre, nứa để làm hương được nhập từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Được đưa ngâm xuống ao từ 1 – 2 tháng. Sau đó vớt lên rửa sạch, chẻ thành tăm. Trước đây vầu sẽ được người thợ chẻ, tuốt, vót hoàn toàn bằng tay. Để tiết kiệm thời gian hiện các hộ gia đình đều đầu tư máy móc để thực hiện công đoạn này.
Vầu được đưa vào máy chẻ tự động, sau đó được đem đi phân lớp. Những que tăm chất lượng thì được mang đi nhuộm chân hương và phơi khô. Khung cảnh những bó tăm trắng được nhuốm vào màu nhuộm đỏ trở nên rực rỡ. Phơi dưới nắng nhìn như những bó hoa khiến bao nhiêu du khách khi ghé thăm thích thú.
Sau công đoạn phơi khô, tăm hương sẽ được bó thành từng bó. Chuyển đến các người thợ để se thành hương – dùng chất kết dính để bột hương có thể dính vào chân hương. Hương khi se xong sẽ được phơi khô tự nhiên thay vì sấy, bởi sấy sẽ làm mất đi mùi hương đặc trưng của hương làng Quảng Phú Cầu.