Đối với những tín đồ Phật Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Thiên Phước Thủ Đức đã không còn là địa điểm xa lạ. Từ ngày đầu khai sơn XIX trong phong trào phục hưng Phật giáo của nhà Nguyễn. Nơi đây đã thu hút nhiều con nhang phật tử từ khắp nơi đổ về chiêm bái.
Ngoài sự thiêng liêng vốn có, các công trình được đánh giá đã đạt đến trình độ tinh xảo cao. Vì vậy, chùa còn vinh hạnh được trao chứng nhận di tích kiến trúc nghệ thuật của thành phố.
Lịch sử chùa Thiên Phước Thủ Đức
Nguồn gốc sáng lập Thiên Phước Tự
Chùa Thiên Phước là một công trình tâm linh tại Việt Nam. Nơi đây có nguồn gốc từ sự sáng lập của Thiền sư Tiên Huệ – Tịnh Nhãn, thuộc đời thứ 37 của dòng Lâm Tế, vào thế kỷ XIX. Người sáng lập này là đệ tử trung thành của Thiền sư Mật Hoằng. Người có đóng góp lớn tại chùa Đại Giác (Đồng Nai).
Ban đầu, chùa chỉ đơn giản là am của mục đồng. Sau đó được biết đến với tên gọi chùa Cát, xuất phát từ vị trí xây dựng chùa tại vùng Gò Cát. Các vị trụ trì qua các thời kỳ là những hòa thượng uyên bác như Thích Quảng Khai, Thích Minh Cảnh, Thích Trí Nghĩa, Thích Huệ Cẩn, Thích Trừng Chơn, Thích Thiện Quới, Thích Thiện Khánh, Thích Thiện Ngọc, và Thượng tọa Thích Thiện Tấn.
Quá trình hình thành và phát triển
Chùa Thiên Phước đã trải qua những đợt trùng tu quan trọng dưới sự tổ chức của các hòa thượng và thượng tọa. Hòa thượng Thích Huệ Cẩn đã chủ trì quá trình trùng tu vào đầu thế kỷ XX. Sau đó Hòa thượng Thích Thiện Ngọc tiếp tục công việc này trong những năm 1970.
Thượng tọa Thích Thiện Tấn là người tiếp theo đảm nhận trách nhiệm trùng tu từ năm 1984 đến năm 1990. Và tiếp tục trong những năm gần đây. Sự chăm sóc và duy trì này giúp chùa Thiên Phước không chỉ là nơi tâm linh linh thiêng. Mà còn là biểu tượng văn hóa và lịch sử của cộng đồng Phật tử.
Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo tại Thiên Phước Tự
Điểm chung của hầu hết những ngôi chùa tại Việt Nam là sự linh thiêng. Bước vào chùa, mỗi chúng ta dù có là con nhang phật tử hay không. Cũng đều cảm nhận rõ không gian tĩnh mịch và sự an yên lạ thường.
Tuy nhiên, mỗi một ngôi chùa đều có cách bày trí khác nhau từ nội thất đến kiến trúc. Điều này tạo nên sự độc đáo riêng biệt, vừa tôn thêm sự cung kính. Nhưng cũng vừa là điểm chạm nghệ thuật tinh tế của những cái tâm góp phần xây dựng chùa. Chùa Thiên Phước cũng không phải ngoại lệ.
Kiến trúc tổng thể của Thiên Phước Tự
Kiến trúc tổng thể của chùa được thiết kế theo mô hình chữ đinh. Bao gồm các công trình chính như Điện, Tổ đường và giảng đường, được sắp xếp trên một trục dọc. Phía bên phải của giảng đường là nơi đặt nhà bếp.
Trong khi cổng chùa được xây dựng từ xi măng và gạch kiểu túi quần, có hai tầng mái với gờ nóc mang hình ảnh của tượng cọp rống chầu bánh xe, biểu tượng của nhà Phật. Trên cổng chính, dòng chữ Hán “Thiên Phước tự” (Chùa Thiên Phước) được khắc nổi. Tôn vinh danh xưng của ngôi chùa.
Chính điện tại Chùa Thiên Phước
Mua vé máy bay đi Sài Gòn tới chính điện Thiên Phước Tự. Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự hoành tráng của nơi này. Trước hiên chính điện, bức tượng Di Lặc đứng sừng sững với các hài đồng và bình phong Sơn quân. Chính điện cao lớn, kiểu tứ trụ. Hệ thống cột, kèo mái, xà, đòn tay, gờ nóc mái ngang làm cho tòa nhà trở nên uy nghi.
Tượng gốm men xanh cặp rồng tranh châu trang trí ở gờ nóc mái. Cùng với gờ mái xuôi thẳng bẻ hai góc trên và mái lợp ngói âm dương. Tại đây, các án thờ chư phật được ốp bằng gạch men với bốn bậc từ thấp đến cao. Gồm 40 pho tượng phật được làm từ gỗ mít và đất nung.
Vẻ đẹp Giảng Đường Chùa Thiên Phước
Giảng đường, sau trùng tu năm 1984, được xây dựng với bức tường gạch, cột gạch, kèo, xà, đòn tay gỗ, và mái lợp ngói âm dương. Trong giảng đường, có án thờ phật Di Đà với các tượng phật làm từ xi măng. Án thờ Giám trai sứ giả được trang trí với pho tượng cổ làm từ gỗ mít. Ngoài ra, án thờ Quan Âm Thị Kính có pho tượng làm từ xi măng. Hiển thị hình ảnh quan Âm tay ẵm đứa trẻ. Nơi đây cũng có các hoành phi và liễn đối chữ Hán.
Kinh nghiệm di chuyển tới Thiên Phước Tự
Chùa hiện tại tọa lạc ở số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng để tới nơi đây.
Nếu bạn sử dụng xe cá nhân xuất phát từ Quận 1. Cung đường ngắn nhất là qua Xa Lộ Hà Nội. Bạn cần đi tới đường Võ Nguyên Giáp rồi men theo tới số 12 tại Trường Thọ. Từ đây rẽ vào Hẻm 32 là tới nơi. Tổng cộng quãng đường dài khoảng 12,2 km với thời gian di chuyển là 26 phút (nếu đường thông thoáng).
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng hai tuyến xe buýt là 93 và 56 để tới chùa Thiên Phước thuận tiện hơn. Thời gian di chuyển sẽ khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ.
Những lưu ý khi tham quan Thiên Phước Tự
- Giữ tâm tịnh, ý sáng, và di chuyển nhẹ nhàng với trang phục trang nghiêm.
- Tránh rải tiền lẻ khắp nơi.
- Tuân thủ chuẩn lễ nghi.
- Giữ gìn vệ sinh, không vứt rác một cách bừa bãi để bảo vệ cảnh quan chùa.
- Hạn chế việc thắp hương tùy tiện.
- Tôn trọng và không sử dụng bất kỳ đồ dùng nào của nhà chùa mà không có sự cho phép.
Đặt mua vé máy bay tới Chùa Thiên Phước Thủ Đức
Trên đây là những gì bạn cần biết về Chùa Thiên Phước hay Thiên Phước Tự tại Thủ Đức. Nếu muốn tới đây nhanh chóng, bạn có thể tham khảo vé máy bay đi Sài Gòn giá rẻ. Liên hệ ngay hotline 1900 6695 để có một chuyến đi trọn vẹn. Hãy lưu lại những kỷ niệm đẹp nhất dịp Tết tại ngôi chùa cổ này nhé!