Đà Nẵng là một trong những thành phố sạch và đẹp nhất tại Việt Nam. Đặt vé máy bay đến Đà Nẵng ngoài việc chiêm ngưỡng những cây cầu đi vào huyền thoại. Những danh lam nổi tiếng đừng bỏ qua chùa Nam Sơn sở hữu kiến trúc ấn tượng.
Giới thiệu chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Chùa Nam Sơn được thành lập năm 1962 do phật tử Nguyễn Văn Châu cùng một số phật tử ở địa phương thành tâm xây dựng. Hiện Đại Đức Thích Huệ Phong đang là trụ trì của chùa. Tính đến nay ngôi chùa đã được hơn 50 năm xây dựng.
Điều đặc sắc của ngôi chùa nằm ở lối kiến trúc độc đáo do chính Đại Đức Thích Huệ Phong thiết kế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Hiện nay chùa có tổng diện tích lên tới 10.000 mét vuông được quy hoạch với nhiều khu vực như: Thiền Viện, Hội Trường, ao Phóng Sanh, Chánh Điện, bãi đỗ xe, nhà đón khách….
Chùa Nam Sơn ở đâu?
Chùa Nam Sơn thuộc địa bàn thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 10 km bạn chỉ mất 15 phút di chuyển. Chùa Nam Sơn mở cửa từ lúc 5:00 – 21:00 hàng ngày nên bạn hãy sắp xếp cho mình thời gian phù hợp nhất để đến với nơi này đây nhé.
Chùa Nam Sơn Đà Nẵng ngôi chùa sở hữu kiến trúc ấn tượng
Đến với chùa Nam Sơn là nơi bạn có thể tìm kiếm sự thanh tịnh cho tâm hồn. Đây cũng là nơi lý tưởng cho hàng trăm góc hình sống ảo. Đây là điểm đến đang thu hút giới trẻ Đà Nẵng cũng như khách du lịch trong thời gian gần đây.
Chùa Nam Sơn hiện ra trước mắt bạn với một khung cảnh tuyệt đẹp và hoành tráng. Nhưng cũng không kém phần cổ kính với những chiếc đèn lồng được treo trước cổng. Ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hiện đại và cổ kính.
Chùa có kiến trúc bắt được chia thành nhiều khu vực như: Điện chính, hồ Phóng Sanh, cầu Tam Tạng, cầu Đồng Tử, Đình Vọng Nguyệt, khu nhà khách… Chùa có thế đứng đặc biệt. Lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt chùa hướng về Ngũ Hành Sơn.
Hồ Phóng Sanh
Hồ tọa lạc ngay giữa trung tâm ngôi chùa, vừa bước vào cửa chùa bạn sẽ nhìn thấy hồ nước này. Hồ có màu xanh ngọc trong veo, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đàn cá tung tăng bơi lội. Phía trên hồ sẽ là các lối đi dẫn đến những điện khác nhau của chùa. Các lối đi này tạo thành một “ngã tư” độc đáo.
Đình Vọng Nguyệt
Nghe đến cái tên bạn có thể đoán ra đây là đình ngắm trăng. Chính vì thế đình được đặt ở vị trí vừa rộng rãi thoáng mát giúp bạn có thể dễ dàng hướng mắt lên nhìn trăng. Đứng giữa mái chùa Nam Sơn khiến người ta liên tưởng tới không khí cung đình Huế ngày xưa.
Cầu Tam Tạng
Cầu nằm trong khuôn viên vườn hoa của chùa, có thiết kế rất đặc biệt được nhô lên hình cách cung. Cầu Tam Tạng khá ngắn, tuy nhiên là điểm nhấn không thể thiếu của vườn hoa. Màu vàng cam gạch của cây cầu, hòa lẫn với màu xanh mướt của cây cối tạo nên một nét đẹp bình yên cho nơi đây.
Khu nhà khách
Khu này được xây trước khuôn viên của chùa. Nhà thờ rộng lớn này có kiến trúc mở giúp cho du khách có thể nhìn ngắm được không gian xung quanh khi đang nghỉ ngơi. Khu nhà được trang bị rất nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ tạo cho người ngồi cảm giác như những bàn thưởng trà ngày xưa.
Điện chính của chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Điện chính của chùa Nam Sơn cao lớn, được chạm khắc tinh tế. Các cột nhà được vẽ rồng phượng. Gam màu chủ đạo của điện chính là màu vàng vì được sơn màu mạ vàng. Hai bên lối bậc thang đi vào chính điện là bức tường ngăn thấp.
Những bức ngăn này đều được thiết kế theo phong cách kiến trúc của cung đình xưa. Vẻ ngoài này tạo cho du khách cảm giác vô cùng choáng ngợp và sang trọng. Điện chính có rất nhiều cửa ra vào. Tại đây các phật tử sẽ được dâng hương, cầu nguyện.
Cây đèn lồng “Hội An giữa lòng Đà Nẵng”
Ngoài ra một điểm nhấn của chùa là cây đèn lồng. Cây đèn lồng thu hút mọi ánh nhìn của mọi người khi đến với chính điện. Cây đèn lồng linh linh nhất là về đêm. Khi những chiếc đèn lồng được treo trên cây sáng lên. Do vậy, không ít du khách đã ưu ái đặt cho địa điểm này là “Hội An giữa lòng Đà Nẵng”.
Lưu ý khi đến với chùa Nam Sơn
- Đây là chốn linh thiêng tôn kính nên du khách đến đây cần chú ý lời ăn tiếng nói và cách đi lại.
- Khi vào chùa bạn nên đi đứng nhẹ nhàng, không chạy nhảy, nô đùa.
- Không được mặc váy, quần ngắn trên đầu gối khi đến chùa.
- Bạn có thể đến quầy đăng kí mượn áo lam để khoác ngoài.
- Chỉ được phép quay phim chụp ảnh ở khuôn viên ngoài, vườn hoa.
- Trong các chính điện và điện phụ sẽ có biển không cho phép du khách quay phim chụp ảnh.