Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai thích chốn “bồng lai tiên cảnh”. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng. Sự cổ kính, yên bình của những thành cổ cũng là một điều hết sức độc đáo tại nơi đây.
Tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình nên Phượng Hoàng Cổ Trấn là điểm dừng chân hấp dẫn của hàng ngàn du khách. Aivivu sẽ cho bạn cẩm nang du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn cho người mới đi lần đầu thông qua bài viết sau đây.
Xin visa đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn như thế nào?
Vì quan hệ láng giềng nên việc xin visa đi Trung Quốc tương đối dễ dàng. Sẽ nhanh hơn nếu bạn đã từng đi các nước Đông Nam Á.
Nếu muốn Xin visa đi Trung Quốc tự túc bạn sẽ mất khoảng 1 tuần. Còn nếu chưa từng đi lần nào thì các bạn cần có hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận bạn là sinh viên. Việc xin visa khá dễ nên bạn không cần lo quá nhiều về vấn đề này.
Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Từ tháng 5 đến tháng 11 là thời điểm đẹp nhất để tới đây. Khí hậu mát mẻ, cảnh quan quang đãng rất thích hợp cho việc tản bộ tham quan những con phố có tuổi đời hơn 1300 năm. Thời tiết đẹp cũng là điều kiện tốt để cho bạn lưu giữ những bức ảnh sống ảo.
Vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4, khí hậu tương đối khắc nghiệt. Mưa nắng, bão tuyết có thể ảnh hưởng tới lịch trình của bạn. Nếu bạn yêu thích cái lạnh khi có tuyết thì đây là thời điểm thích hợp để tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Phương tiện du lịch đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Máy bay: Bạn có thể Đặt vé máy bay đi Trương Gia Giới. Có rất nhiều hãng hàng không có đường bay này. Tuy nhiên hiện nay China Southern Airlines là hãng hàng không có vé máy bay đi Trương Gia Giới thấp nhất.
Tàu hỏa: Từ ga Gia Lâm, bạn mua vé đến ga Nam Ninh (Trung Quốc). Từ Nam Ninh, bạn đi tàu hỏa tiếp đến ga Cát Lợi (Trương Gia Giới). Từ Trương Gia Giới bạn đi xe bus hoặc ô tô đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên cách này khá tốn thời gian và mất sức.
Ô tô: Con đường đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng ô tô khá phức tạp. Bạn đi ô tô tới Cửa Khẩu Hữu Nghị để làm thủ tục nhập cảnh. Sau đó bạn sẽ tìm xe đến ga Nam Ninh rồi đi từ Nam Ninh tới Trương Gia Giới. Di chuyển bằng ô tô cũng tốn khá nhiều thời gian. Bạn nên cân bằng để chọn cho mình phương tiện đi lại cho hợp lý nhất.
Di chuyển bằng gì tại Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Đi bộ: Phượng Hoàng Cổ Trấn có khá nhiều con phố nhỏ có ngõ ngách. Đi bố sẽ giúp bạn chủ động nắm tình hình thăm quan hơn. Việc tản bộ ngắm các ngôi nhà, con phố cổ và thưởng thức một vài đặc sản đường phố cũng là một điều đáng thử.
Taxi: Bạn có thể đi taxi nếu cảm thấy mệt. Giá taxi loanh quanh ngoài thành vào đến thành cổ tương đối rẻ. Chỉ khoảng từ 10 – 20 tệ.
Đi thuyền: Đi thuyền trên sông Đà Giang là một điều nên thử khi tới đây. Bạn sẽ vừa được ngắm cảnh, vừa được tìm hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của người dân sống cạnh dòng sông.
Những địa điểm không thể bỏ lỡ khi tới Phượng Hoàng Cổ Trấn
Bắc Môn Cổ Thành
Bắc Môn Cổ Thành là một tòa tháp được dây dựng dưới thời nhà Minh. Đây là một công trình lâu đời gắn liền với những lịch sử thăng trầm của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần người dân nơi đây.
Thiên Môn Sơn
Thiên Môn Sơn là một trong những ngọn núi tuyệt đẹp nhất Trương Gia Giới. Bạn phải đi hết con đường 11km uốn lượn từ độ cao 200 đến 1300m với 99 khúc cua ngoằn ngoèo để lên tới đỉnh. Chùa trên đỉnh Thiên Môn Sơn cũng là nơi để du khách có thể cầu xin bình an cho gia đình.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới
Nơi đây được ví như tiên cảnh. Vẻ đẹp thần tiên từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ của các khu rừng nguyên sinh hoang dã,… Các rừng đá sa thạch hùng vĩ khiến nơi đây được mệnh danh tựa “Pandora trên trái đất”.
Cầu Hồng Kiều
Cầu Hồng Kiều với điểm độc đáo nối 2 bên bờ sông với 4 trụ đá. Cây cầu được xây vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh hơn 300 năm trước. Cầu được xây với lối kiến trúc cổ. Tầng 1 để đi lại giữa 2 bên bờ. Tầng 2 để làm chỗ vãng cảnh và thờ tự.
Các con phố cổ
Các con phố cổ luôn được du khách yêu thích khám phá. Bạn có thể tìm hiểu thêm các phong tục tập quán của người dân, cùng họ ra sông lấy chày đập quần áo, vừa cười nói hồ hởi. Lang thang trên đường ăn vài cây kẹo hồ lô trên con phố với màu đỏ của đèn lồng bao bọc,… Ta như lạc vào một bộ phim cổ trang Trung Quốc trên những con phố cổ này vậy.
Những món ăn nên thử khi tới Phượng Hoàng Cổ Trấn
Mì
Mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá đa dạng với 3 kiểu mì chính: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Mì ở nơi đây rất đặc trưng. Mách nhỏ cho bạn quán nào càng nhỏ, càng cổ thì mì sẽ càng ngon và chuẩn vị. Bạn nên thử xem thế nào nhé!
Lẩu cá cay
Đây là đặc sản quen thuộc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cá được đánh bắt từ con sông Đà Giang và được chế biến ngay nên vẫn giữ được vị ngọt, thịt rất dai và bùi. Thời tiết se lạnh nên ăn lẩu cá cay cùng cơm trắng sẽ càng hoàn hảo hơn.
Đậu phụ thối
Đây được coi là món ăn đặc trưng của Trung Quốc. Mùi vị hơi khó gây thiện cảm nhưng khi thử qua bạn sẽ cảm thấy vô cùng hấp dẫn. Đậu phụ thối ở Phượng Hoàng Cổ Trấn còn làm kỳ công hơn những nơi khác nên bạn nhớ thử nhé.
Các món ăn đường phố
Kẹo gừng, bánh tép, kẹo hồ lô,.. là những món ăn vặt làm nên truyền thuyết. Bạn sẽ được trực tiếp ăn chứ không còn phải xem trên TV nữa. Vừa dạo phố vừa ăn vặt để hiểu thêm về ẩm thực nơi đây.
Dimsum các loại
Xem phim Trung Quốc, ta không khỏi thèm thuồng trước những món dimsum hấp dẫn. Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng là thiên đường của dimsum. Bạn nên thử nhé!
Những lưu ý khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
– Các bạn nên đổi dư tiền, tiêu không hết có thể đổi về. Phượng Hoàng Cổ Trấn rất ít cây ATM và không dùng thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống.
– Trung Quốc không dùng tiếng anh. Hầu hết là dùng tiếng phổ thông. Bạn có thể chỉ tay ra hiệu khi giao tiếp. Hoặc dùng google dịch để người dân đọc được.
– Mạng quốc tế như facebook và viber ở Trung Quốc bị chặn.
– Phải mặc cả. Nhất định bạn sẽ được giảm giá.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm cho những ai lần đầu đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu và có thêm động lực để Đặt vé máy bay đi đến chốn bồng lai tiên cảnh này hơn.