Ẩm thực là một trong những điều mà du khách thường rất lưu tâm mỗi khi đến với một miền đất mới. Tìm hiểu về văn hóa, về ẩm thực, về con người, về truyền thống của mỗi vùng đất là việc nên làm trước khi bạn đặt chân đến vùng đất đó. Chính vì vậy, tạm thời chưa nhắc đến các yếu tố con người hay đất đai của Bắc Giang, chúng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu về một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vùng đất giàu truyền thống này: ẩm thực.
Bánh đa kế: đặc sản của vùng đất Bắc Giang
Vải thiều thì ngoài Thanh Hà, Hải Dương chẳng phải sẽ là Lục Ngạn, Bắc Giang hay sao? Mì gạo thì nơi đâu cũng có song để xuất khẩu thì nơi nào sánh kịp với mì Chũ. Rượu gạo là sản phẩm cổ truyền của dân tộc nhưng cũng khó có nơi nào được như rượu làng Vân. Tất cả đó mới chỉ là rất ít những đại diện ẩm thực của miền đất Kinh Bắc xưa cũ này. Và bánh đa Kế – món quà quê dân dã nay đã trở thành đặc sản cũng là một trong những cái tên để lại dấu ấn không thể nào quên đối với du khách bốn phương khi được về với Bắc Giang.
Để tạo ra được chiếc bánh đa giòn, to, tròn, vừng đen không lấm tấm mà phủ kín, người làng Dĩnh Kế phải trải qua bao đời làm nghề và truyền nghề. Gạo được chọn không phải là gạo nếp, tám thơm dẻo hay bất kỳ loại gạo dẻo nào mà nhất định phải là gạo tẻ, khi nấu thành cơm phải không bết dính như cơm nếp nhưng cũng không rời. Có như vậy bánh mới đạt độ giòn như ý. Tiếp đó, gạo được ngâm nước và căn chỉnh sao cho hạt gạo dễ xay nhưng không trương nhiều nước. Bỏ gạo vào cối đá, xay đều tay, tay còn lại biết điều chỉnh cho nước sao cho bột không đặc quá hay loãng quá sẽ không tráng thành bánh được.
Sau khi đã có bột gạo như ý, đúng tiêu chuẩn, bắt đầu tráng bánh sao cho lượt mỏng đủ không làm rách bánh, không bị cứng bánh. Thông thường người làm bánh đa các nơi khác sẽ tráng một lượt để vừa tiết kiệm bột, vừa dễ nướng. Song người thợ làng Kế sẽ tráng hai lượt bánh, sao cho vừa vặn thành một chiếc bánh nhất. Để khi nướng, sẽ có điều kỳ diệu xảy ra.
Vừng đen hoặc trắng, được cho ngay vào lúc này. Và giá trị của chiếc bánh đa thường được đánh giá bằng lượng vừng sử dụng cho mỗi mặt bánh. Càng nhiều vừng, bánh càng đắt và ngược lại. Tất nhiên, nhiều nơi đã cải tiến và công đoạn này không chỉ có vừng mà có cả lạc và dừa nạo rất hấp dẫn. Song chiếc bánh đa cổ truyền và giữ đúng hương vị nhất định phải là chiếc bánh đa chỉ sử dụng nguyên liệu thêm là vừng.
Nếu bạn ở xa, nên mua vé may bay đi Hà Nội hôm nay, bạn sẽ sớm đến với làng nghề Dĩnh Kế để được tận mắt chứng kiến từng công đoạn tạo nên chiếc bánh đa.
Người thợ sẽ nhanh tay lấy những mảng bột tráng mỏng đó đặt lên các vỉ dài, mỗi vỉ khoảng 5-7 chiếc bánh cho hết nước. Sau khoảng thời gian mà người thợ cho là chiếc bánh đã đủ độ khô, bánh sẽ được mang đi nướng.
Nướng bánh đa không nướng chín từng mặt một mà phải dẻo tay nướng đều hai mặt. Một tay lật bánh liên tục, một tay phải quạt sao cho than hoa đỏ hồng chứ không lên ngọn. Sao cho nướng đến đâu chín đến đó và thành phẩm là bánh đa chuyển một màu nâu rất hấp dẫn. Bánh đa là thứ quà quê dân dã, bình dị nhưng giờ đây đã được coi là sản phẩm có giá trị thương mại rất cao, mang đến nguồn lợi to lớn cho gia đình những nghệ nhân làm bánh tại Dĩnh Kế.
Đừng quên giao thông giờ đây đã rất thuận lợi và bạn sẽ dễ dàng sở hữu chiếc bánh đa Kế cùng nhiều sản vật khác của Bắc Giang chỉ với một chuyến xe hoặc một chuyến bay. Phòng vé Aivivu sẽ giúp các bạn có được những chuyến đi thú vị nhất, nhanh chóng nhất với những vé máy bay đi khắp mọi nơi.